Làm thế nào để "nhiệt huyết" trong công việc?

Mình có ở trong một cái hội Facebook, ở đó tìm thấy rất nhiều bài viết liên quan tới công việc, phần lớn là cảm thấy chưa phù hợp với công việc hiện tại, hoặc đang cảm thấy bế tắc, hay mất dần năng lượng với công việc mà mình đang làm Đặc biệt là các bạn vừa ra trường thường chưa rõ định hướng nên trong quá trình làm dễ dẫn đến chán nản và xuất hiện suy nghĩ ❝hình như chẳng có công việc nào phù hợp với mình cả❞, dần dần cảm thấy tự ti về bản thân mình hơn. 
Thực ra, ai cũng từng trải qua ít nhiều những quãng thời gian đó, để trưởng thành hơn, rồi dần dần vươn lên những vị trí cao hơn nữa trong sự nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại thì mình đã đi làm được 6 năm có lẻ rồi đó, nhưng so với mình của 6 năm về trước, dù không đo được nhưng mình thấy bản thân vẫn duy trì được nhiệt huyết trong những việc mình làm 〔như tính cách, hay là cách mình vẫn lập kế hoạch hàng ngày trên Trello từ 2015 tới giờ, chắc công việc nào cũng phải yêu lắm thì mới duy trì được điều đó ấy nhỉ〕 
Thì hôm nay, trong bài viết nho nhỏ này, mình sẽ note lại một số cách mình vẫn làm và chiêm nghiệm ra trong quá trình làm việc nhé, nếu mọi người có cách gì đó hay ho có thể cmt dưới bài giúp mình để chúng ta cùng học hỏi và nếu phù hợp thì áp dụng vào cuộc sống của mình nè. Đầu tiên, để nhiệt huyết trong công việc thì chúng ta cần chọn ❝ĐÚNG❞ việc đã. Chọn đúng hiểu đơn giản là đúng việc mình thích, và mình giỏi trong lĩnh vực đó. Chọn đúng coi như mình đã thành công 50% rồi, vì công việc mình không thích thì cho dù có làm cách nào cũng cảm thấy không có cảm hứng, còn làm mãi mà không giỏi thì dù có thích đến đâu cũng chẳng thể làm lâu dài. Sau khi đã chọn được đúng việc rồi, thì những cách để tạo động lực trong công việc sau đó cũng trở nên dễ dàng hơn. Và mình có 3 cách thường áp dụng nhất: 1. Hãy làm việc với 100% 
Có lẽ bạn sẽ nói, con bé này buồn cười, dĩ nhiên là phải làm 100% rồi, vì đó là tiêu chuẩn cho mỗi công việc mà? Hay có những ngày stress, chán nản thì làm sao duy trì nổi con số trên? 100% ở đây nó là một con số để so sánh mọi người dễ hiểu thôi ạ, cách này thường áp dụng với các công việc mới, khi mình vừa chuyển đến một môi trường khác nha Khoảng 3 năm đầu đi làm, mình mắc cái lỗi này, mà cũng phải trả giá lắm mới nhận ra đấy anh em ạ. Đó là khi bắt đầu công việc mới nào mình làm rất ❝trâu❞, cứ cho là với mức 200% đi cho mọi người dễ hiểu, chắc hồi đó trẻ muốn khẳng định mình, muốn thể hiện đây mà :)) Và mình kỳ vọng rất nhiều, kỳ vọng ở bản thân sẽ tạo ra những thành tích đột phá ngay trong thời gian đầu, kỳ vọng công ty sẽ ghi nhận và đánh giá cao. Nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn mình bị thất vọng tràn trề, 1 phần vì bản thân không đạt được những thành tích như mình đã tưởng tượng, khi chưa hiểu về doanh nghiệp, về sản phẩm, về khách hàng ... và vân vân mây mây, 1 điều nữa là chưa chắc mình đã chọn ❝đúng❞ công việc, phần nữa là thất vọng về doanh nghiệp, khi mọi thứ không màu hồng như mình vẫn nghĩ :))). Và điều quan trọng nhất là mình không thể duy trì mức năng lượng 200% mãi mãi ở những giai đoạn tiếp theo, mình cảm thấy ơ mình bị làm sao thế nhỉ @@ khó giải thích lắm, nó giống như kiểu bất lực ấy.Còn doanh nghiệp thì cũng đâu có cần mình phải bỏ ra 200% đâu, có cần bạn về nhà phải làm việc tới 20h 22h đâu, người ta chỉ cần bạn nỗ lực 100% thôi mà. Sau này, khi hiểu bản thân mình rồi, mình quyết định sẽ bắt đầu 1 công việc mới với mức 100% luôn, tức là giống 1 cuộc đua chạy bền, thì mình sẽ giữ sức để chạy 1 chặng đường dài, cho dù 2 tháng sau, 6 tháng sau hay 1-2 năm và nhiều hơn thế nữa vẫn giữ được sức khoẻ, sự dẻo dai và nhiệt huyết như thuở ban đầu. Điều này có thể không đúng với nhiều bạn, nhưng nó lại là 1 sự thay đổi lớn của mình để gắn bó với 1 công việc mình yêu thích!2. Luôn có mục tiêu và thử thách riêng cho bản thân 
Hiểu đơn giản là KPI sếp giao cho mình là ❝1 cái bánh ngon❞ thì mình sẽ không chỉ dừng lại ở việc làm thế nào để tạo ra 1 cái bánh ngon, mà còn thơm, không dừng lại ở thơm mà còn đẹp mắt, không dừng lại ở đẹp mắt mà phải được tiêu thụ tốt, không những tiêu thụ tốt mà còn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời. Vì vậy công việc không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành KPI là ❝cái bánh ngon❞, mà quá trình đó chúng ta có vô vàn vô vàn cách thức, cách làm để hướng tới những điều hoàn hảo và vượt kỳ vọng. Sau khi đã tạo ra cái bánh số 1 ở ngưỡng > 95% 〔tức là khó gia tăng tỷ lệ hoàn hảo trong thời gian ngắn〕 thì mình bắt đầu nhận làm thêm cái bánh số 2. Lúc này công việc lại quay trở về cách để tạo ra cái bánh số 2, rồi dần dần biến cái bánh này thành cái bánh ngon, và lặp lại vòng lặp như bánh số 1 để đạt tỷ lệ > 95% hài lòng. Nhận thêm hoặc đề xuất làm những phần công việc mới, điều đó giúp mình luôn có những thử thách mới trong công việc, và đòi hỏi bản thân luôn phải tìm tòi trau dồi kỹ năng và kiến thức để làm mảng mới khi mảng cũ/kỹ năng cũ đã hoàn thiện tương đối hoặc mất ít thời gian vận hành như thời điểm ban đầu. 3. Ghi nhận những nỗ lực của bản thân 
Đừng đợi sếp, công ty, hay đồng nghiệp ghi nhận mình nữa. Ở 1 khía cạnh nào đó, khi sếp tin tưởng giao phó là sếp đã ghi nhận bạn rồi đó, hay phần lương & phúc lợi công ty chi trả, sự quý mến nhờ cậy của đồng nghiệp chính là những ghi nhận vô hình đối với bạn rồi, không nhất thiết cứ phải nói toẹt ra là khen bạn, là bạn giỏi lắm, xuất sắc rồi tuyệt vời lắm thì mới là ghi nhận Bản thân hãy học cách ghi nhận từ những sự thay đổi nhỏ của bản thân, đừng đợi đến khi tạo ra 1 chiếc bánh ❝Pơ phệch❞ > 95% kia rồi mới ghi nhận là mình đã cố gắng, mà ngay cả trong hành trình tạo ra nó từ lúc làm được chiếc bánh hãy khen ngợi thành quả đầu tiên, cho tới khi nó ngon, nó thơm và đạt được những điểm nhấn khác. Khi ghi nhận những điều thay đổi nhỏ như vậy giúp mình nhìn lại bản thân đã đi được đến đâu rồi, đã làm được gì và hơn cả bạn có thêm động lực để chiến thắng những mục tiêu tiếp theo mà mình đã đặt ra.Hoặc ngay cả mỗi ngày, bạn cũng có thể làm điều tương tự, để hình thành cho mình 1 thói quen tạo ra những thử thách và ghi nhận những nỗ lực dù chỉ là thật nhỏ của bản thân.Vậy thì, hôm nay nhìn lại 1 ngày làm việc của mình, cùng ghi nhận những nỗ lực mà mình đã tạo ra nào, và cùng nhau chia sẻ cách giữ nhiệt huyết trong công việc các bạn nhé!





-
" What do you say ?" Or " How do you say it ? "
June 29, 2024 -
Gặp Lại Bạn Bè Và Người Thân: Bài Học Đắt Giá Từ Sai Lầm Để Đời
September 04, 2024 -
TRÀO LƯU " THỔ LỘ " HÂM NÓNG FB - confessions
June 26, 2024
Bài viết Phổ biến
LỊCH SỬ RAP VIỆT - Lan tỏa và Những cuộc chiến
(19644 lượt xem)
Trân trọng người ở bên cạnh mình!
(18197 lượt xem)
Khi nào bạn cần *một cái ôm*?
(21136 lượt xem)
Dự thảo " KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG "
(6635 lượt xem)
MÙA HÈ CỦA CHÚNG TÔI
(15703 lượt xem)
Đối tác - Bạn hữu